Chủ nhật, 02/06/2024

Dòng chảy vốn tài chính Nhật Bản đổ mạnh vào Việt Nam

21/10/2023 5:51 PM (GMT+7)

Lĩnh vực ngân hàng, tài chính tiêu dùng và năng lượng tái tạo ở Việt Nam đang hút mạnh dòng vốn từ các ngân hàng và tổ chức tài chính Nhật Bản.

MUFG Bank, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, đang trong quá trình trở thành chủ sở hữu mới của Công ty tài chính SHB Finance. Thương vụ mua lại SHB Finance được thực hiện thông qua Ngân hàng Krungsri của Thái Lan, thành viên của MUFG Bank.

Hiện SHB đang chuyển nhượng 50% vốn cổ phần còn lại của SHB Finance cho bên mua. Phần 50% đầu tiên đã được ký kết từ 2021 và thanh toán xong cuối tháng 5/2023.

Theo thỏa thuận M&A này, bên mua và bên bán không công bố giá trị của thương vụ. Tờ Nikkei Asia trích lời đại diện của Krungsri Thái Lan, cho biết giá mua trọn SHB Finance là 5,1 tỷ baht (tương đương 155,77 triệu USD - khoảng 3.600 tỷ đồng).

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) từ 20/10/2023 cũng đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), bằng việc hoàn tất mua lại 15% vốn cổ phần của VPBank với giá 1,5 tỷ USD (tương đương 35.900 tỷ đồng).

Dòng chảy vốn tài chính Nhật Bản đổ mạnh vào Việt Nam - Ảnh 1.

VPBank tổ chức việc hoàn tất chuyển nhượng 15% vốn cổ phần cho SMBC ngày 20/10/2023. Ảnh: VPBank.

Số tiền 1,5 tỷ USD trên xác lập thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng Việt Nam với bên mua là tổ chức nước ngoài. Trước đó, SMBC hoàn tất việc mua lại 49% công ty tài chính FE Credit của VPBank, với giá được tờ Nikkei Asia tiết lộ là gần 1,4 tỷ USD.

Tính cả 2 thương vụ trên, ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản đã rót gần 3 tỷ USD vào VPBank.

Cùng ngày 20/10, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) thông báo đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Tài Chính TNHH Bưu Điện PTF (tức 100% vốn điều lệ PTF) cho công ty tài chính Aeon Financial Service của Aeon, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, với giá 4.300 tỷ đồng.

Tháng 7/2023, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) của Chính phủ Nhật và Ngân hàng Mizuho cũng của Nhật, công bố khoản vay tổng cộng 41 triệu USD cho Aeon Việt Nam, để hỗ trợ phát triển mạng lưới phân phối nguyên liệu thực phẩm và thực phẩm chế biến của Nhật Bản tại Việt Nam, thông qua các siêu thị của Aeon.

Trong đó, phần của JBIC là 24 triệu USD và 17 triệu USD đến từ Mizuho. JBIC và Mizuho không công bố lãi vay, nhưng lãi tại JBIC luôn thấp hơn các ngân hàng thương mại của Nhật, vì chức năng của JBIC là hỗ trợ phát triển hợp tác quốc tế của chính phủ.

Dòng chảy vốn tài chính Nhật Bản đổ mạnh vào Việt Nam - Ảnh 2.

Lĩnh vực ngân hàng, tài chính tiêu dùng và năng lượng tái tạo ở Việt Nam đang hút dòng vốn từ các ngân hàng và tổ chức tài chính Nhật Bản.

Cuối tháng 3/2023, JBIC ký hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD với Vietcombank để hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam, theo chính sách trung hòa carbon (Net-zero) trước năm 2050.

Mizuho cũng đóng góp vào gói tài chính này bên cạnh 2 ngân hàng Nhật khác, là Joyo Bank và Shiga Bank. Trong tổng số vốn 300 triệu USD nói trên, chỉ JBIC công bố con số của mình là 165 triệu USD; ba ngân hàng kia không cho biết chi tiết.

Mizuho cũng có mặt trong một số thương vụ đầu tư khác tại Việt Nam. Đơn cử, ví điện tử Momo nhận gói đầu tư khoảng 200 triệu USD vào cuối năm 2021 từ nhóm những nhà đầu tư như Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management. Trong vòng gọi vốn Series E này, Mizuho đóng vai trò dẫn dắt.

Ngoài những ngân hàng Việt Nam kể trên, một số ngân hàng trong nước khác cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược thông qua chuyển nhượng vốn cổ phần. Có thể kể đến những nhà băng như SHB, LPBank và 2 ông lớn trong nhóm Big-4 là Vietcombank và BIDV; họ cần các cổ đông chiến lược từ nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và cam kết đầu tư lâu dài nhưng vẫn chưa chốt được.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.

Người buôn vàng ôm lỗ gần 10 triệu đồng/lượng sau 3 ngày

Người buôn vàng ôm lỗ gần 10 triệu đồng/lượng sau 3 ngày

Giá vàng hôm nay trong nước trước giờ mở phiên ghi nhận giao dịch ở mức 81-83 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm gần 8 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào.

"Real Madrid phát huy kinh nghiệm, đẳng cấp đúng lúc trước Dortmund"

"Real Madrid phát huy kinh nghiệm, đẳng cấp đúng lúc trước Dortmund"

Cựu HLV ĐT Việt Nam Hoàng Văn Phúc nhìn nhận Borussia Dortmund đã chơi tốt ở trận chung kết Champions League 2023/2024. Nhưng Real Madrid đã thể hiện sự lọc lõi, đẳng cấp đúng thời điểm để lên ngôi vô địch.